Trần thạch cao phòng khách là chìa khóa để mở ra một không gian sống sang trọng, tinh tế và có điểm nhấn riêng biệt. Với sự đa dạng của trần thạch cao trên thị trường hiện nay việc chọn lựa mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp và phù hợp không gian lại càng cần được ưu tiên, chú trọng hơn. Trong bài viết này, XÂY DỰNG HÙNH MẠNH sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm thiết kế trần thạch cao cũng như các mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, ấn tượng theo đa dạng phong cách, kích thước phòng khách, cùng theo dõi nhé.
Trần thạch cao phòng khách là gì?
Trần thạch cao được ứng dụng cho đa dạng không gian từ chung cư, nhà phố cho đến biệt thự rộng lớn. Ngoài ra, với mẫu mã đa dạng, trần thạch cao phòng khách còn là giải pháp để thăng hạng thẩm mỹ không gian được rất nhiều gia chủ yêu thích và chọn lựa hiện nay.
Cấu tạo trần thạch cao phòng khách
Về cấu tạo, trần thạch cao phòng khách sẽ bao gồm 3 thành phần chính:
– Hệ khung xương đỡ: Là hệ thống những thanh thép mỏng có mặt cắt là chữ L hoặc chữ T,… kết nối với nhau thành dàn khung xương đỡ. Khung xương thạch cao có tác dụng cố định hệ trần, là khung trụ vững chắc có tác dụng nâng đỡ để có thể gắn các tấm thạch cao lên. Đây là bộ phận quan trọng nhất, do đó bạn cần chọn hệ khung chất lượng để tăng tính chịu lực, tăng tuổi thọ công trình và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
– Tấm thạch cao: Những tấm thạch cao gắn lên khung xương tạo thành mặt phẳng của trần thạch cao. Tấm thạch cao được gắn trực tiếp lên hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng.
– Bột trét, Sơn bả & Các vật liệu khác: Những vật liệu này có tác dụng làm mịn bề mặt trần thạch cao sau công đoạn lắp ráp để tăng tính thẩm mỹ và trang trí cho không gian phòng khách.
Đa dạng mẫu mã & Giá trị thẩm mỹ cao
Trọng lượng nhẹ, Độ bền cao
Thi công nhanh chóng, dễ dàng
Các loại trần thạch cao phòng khách thông dụng hiện nay
Trần thạch cao nổi
Ưu điểm của trần thạch cao nổi:
– Thao tác thi công đơn giản, nhanh chóng nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
– Trần thạch cao nổi tháo lắp và sửa chữa rất dễ dàng. Khi có sự cố xảy ra bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới vào.
– Rất thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây điện, dây cáp, các thiết bị và hệ thống thông gió trên trần.
– Khi thời tiết biến đổi, trần thạch cao nổi ít khi bị biến dạng, cong võng sau khi thi công.
Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
– Trần thạch cao nổi sử dụng những mẫu tấm thạch cao có kích thước cố định, nên khó thay đổi thiết kế sau khi hoàn thành.
– Không sử dụng các tấm thạch cao có kích thước nhỏ được vì dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Bởi vậy các trần thạch cao nổi thường ít được ứng dụng cho những không gian nhỏ mà hay được ứng dụng cho những công trình lớn như nhà xưởng, hội trường…
Trần thạch cao chìm
Ưu điểm của trần thạch cao chìm:
– Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao và đa dạng về thiết kế giúp tăng vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian phòng khách
– Dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo phong cách và gu thẩm mỹ gia chủ thích
– Dễ dàng phù hợp với nhiều không gian thi công có lối kiến trúc khác nhau, tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng.
– Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
– Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi nên được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ.
Nhược điểm trần thạch cao chìm:
– Quá trình thi công khá phức tạp nên tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với thi công trần nổi. Chính vì vậy chi phí lắp đặt cao hơn.
– Khi sửa chữa hay kiểm tra bất kỳ chi tiết nào cũng cần phải tháo dỡ toàn bộ trần thạch cao phòng khách, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
Trần thạch cao chìm có 2 loại là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp:
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp cũng được chia hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.
Trong đó, phổ biến hơn và có giá trị thẩm mỹ cao hơn là loại trần thạch cao giật cấp hở (hay còn gọi là trần thạch cao giật cấp dạ đèn). Trần thạch cao giật cấp dạ đèn với thiết kế hở và tích hợp đèn Led ở phía trong, tạo luồng ánh sáng hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo và ấn tượng. Mỗi loại trần thạch cao phòng khách đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, do vậy khi thi công gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để lựa chọn được loại trần thạch cao phù hợp nhất với không gian đặc biệt này.
Phân loại các kiểu trần thạch cao phòng khách theo chức năng
Trần thạch cao phòng khách cách âm
Với những khu vực gần chợ, tuyến giao thông, trường học,… gia chủ nên cân nhắc lắp đặt trần thạch cao cách âm để giảm bớt tiếng ồn cho không gian phòng khách, tránh ảnh hưởng của tiếng ồn đến sinh hoạt và nghỉ ngơi của các thành viên.
Các tấm thạch cao được cấu tạo phù hợp với chức năng cách âm với lớp bông thủy tinh phía trên trần để giảm mức độ truyền thanh.
Trần thạch cao chống cháy
An toàn cháy nổ là điều mà các gia chủ cần lưu tâm để ý, đặc biệt là đối với các căn hộ chung cư. Loại trần thạch cao chống cháy sẽ giảm trừ mối lo này cho bạn với tính năng chống cháy, cách nhiệt, góp phần ngăn ngừa sự lan tỏa của ngọn lửa và khí độc sinh ra từ đám cháy.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, vật liệu nội thất phòng khách cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng từ đặc trưng khí hậu nhiệt đới này. Trần thạch cao chống ẩm thường được sử dụng cho phòng tắm để tránh ẩm sinh nấm mốc. Tuy nhiên với những không gian phòng khách ở khu vực chịu nhiều hơi ẩm thì trần thạch cao chống ẩm là lựa chọn phù hợp mà gia chủ nên cân nhắc tới.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, xu hướng 2025
Mẫu trần thạch cao kết hợp đèn thả
Phong cách Retro với những gam màu phá cách pha nét mộc mạc sẽ rất cần một thiết kế trần thạch cao phẳng hoặc có đèn Led âm trần giúp làm nổi lên không gian đầy sắc màu này.