Được áp dụng trong nhiều showroom, trường học cũng như các cơ quan xí nghiệp, chúng tôi nhận thấy được tính ứng dụng cao của những tấm trần thạch cao thả 60*60 hay 60*120 đang được ưa chuộng trong những năm gần đây. Bài viết này giúp quý vị độc giả hiểu thêm về tính chất của loại trần này.
Tấm trần thạch cao khung xương nổi ở đây nghĩa là sau khi hoàn thiện , chúng ta có thể nhìn thấy hệ khung nổi , các tấm trần được gác lên các khung xương. Lúc này , khung xương được định hình thành các ô 60 *60 hay 60*120 theo kích thước của tấm thạch cao. Chúng được đặt lên tuần tự theo khung xương nên được gọi là trần thả hay trần nổi .
Có hai loại trên thị trường hay gọi là trần thả thạch cao khung xương Vĩnh Tường hay khung xương Hà Nội . Nhờ đặc tính của các tấm thạch cao mà trần nổi rất phù hợp làm trần cho văn phòng, chung cư, siêu thị , trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga….
* Ưu điểm : Trần thạch cao tấm thả có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy… đặc biệt là khả năng cháy lan truyền thống,không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.
Khi có sự biến đổi về thời tiết thì không xảy ra tình trạng cong võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp , đặc biệt trần nổi hay trần thả thạch cao rất tiện cho việc sửa chữa , lắp đặt đường dây hay các thiết bị , hệ thống thông gió lên trần. Thêm đó , chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ. Thi công nhanh, gọn, đơn gian , là sự lựa chọn cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Nhược điểm : Trần thả ( trần nổi ) thường sử dụng mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã sẽ khó khăn. Các mẫu tấm có kích thước nhỏ dễ gây cảm giác chia vụn không gian nên thường được dùng cho không gian lớn, diện tích rộng.
Quy trình thi công trần thạch cao đẹp đạt tiêu chuẩn tại xây dựng Hùng Mạnh.
Trần thả là loại trần dễ thi công nhất và thời gian hoàn thiện nhanh nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ của bề mặt trần. Người thợ trực tiếp làm trần không nên bỏ qua các quy chuẩn sau:
Bước 1: Xác đinh cao độ trần
– Dụng cụ: ống Nivo hoặc máy chiếu tia laze.
– Ứng dụng: đo khoảng cách mặt đất đến bề mặt trần. Giúp người thợ vạch dấu chính xác trên bề tường hoặc vách để tiến hành cố định hệ khung xương.
Bước 2: Tiến hành cố định khung
– Dụng cụ: Búa, khoan, vít, đinh, thanh viền tường
– Sử dụng búa hoặc khoan để đóng cố định các thanh viền tường theo cao độ đã được đánh dấu trên tường
– Lưu ý: khoảng các tiêu chuẩn của các đinh vít được đống không vượt quá giới hạn cho phép (<30cm)
Bước 3: Xác định vị trí các điểm treo và lắp thanh
– Đánh dấu vị trí các điểm treo và khoảng cách không giữa hai điểm kiềm kề phải nhỏ hơn 120 cm
– Tính khoảng cách của các thanh chính hay còn được gọi là các thanh dọc, sao cho phù hợp hướng điểm treo trên mái. Đông thời, khoảng cách và độ phẳng của khung phải thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định.
– Lắp đặt các thanh phụ hay còn gọi là thanh ngang với cách thanh chính (thanh dọc)
Bước 4: Thả tấm
– Đưa tấm thạch cao lên và dặt vào các ô đã chia sẵn. Tấm được kéo thả và nằm giữa hai thanh: thanh chính – thanh phụ.
– Tiến hành căn chỉnh sao cho chuẩn xác nhất và tiếp tục hoàn thiện trần thạch cao thả.
🏘 Địa chỉ : Số 563 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng.