Những quy định về thiết kế thi công phòng khám

I. Tổng quan không gian phòng khám nha khoa

Trước khi đưa ra được cái nhìn tổng quan về thiết kế phòng khám, chủ đầu tư cần đưa ra một số yêu cầu cũng như thông tin cơ bản về phòng khám của mình như: Vị trí, diện tích sàn, số lượng ghế nha khoa, loại máy X-quang sử dụng, số lượng kệ tủ lưu trữ nha khoa, có bố trí phòng họp, phòng media không?
Từ những yêu cầu và căn cứ diện tích sàn đặt không gian phòng khám, các kiến trúc sư sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quan và phân bổ một cách hợp lý nhất. Nên bố trí bao nhiêu ghế nha khoa, vị trí, phương hướng như thế nào để đạt được tối ưu cho chức năng hoạt động. 

Bản vẽ mặt bằng

II. Bố trí các khu chức năng cơ bản của phòng khám nha khoa

Các khu chức năng cơ bản của phòng khám nha khoa bao gồm:
1. Quầy lễ tân – khu vực chờ
2. Khu vực tư vấn
3. Khu điều trị chung
4. Phòng tiểu phẫu – Cấy ghép Implant
5. Phòng X-Quang
6. Phòng lưu trữ – Vô khuẩn
7. Phòng Lab (nếu có)
8. Phòng họp – Hội ý chuyên môn
9. Phòng media
10. Phòng ướt – Đánh rửa dụng cụ
11. Nhà vệ sinh

III. Bố trí không gian chức năng của ghế nha khoa và các thiết bị khác

Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
1. Cơ sở vật chất:
a) Xây dựng và thiết kế:
– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
c) Ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
– Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;
– Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
Thông tư liên tịch quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
Thiết kế thi công phòng điều trị trong phòng khám nha khoa
Thông tư số 05/VBHN-BKHCN ngày 20 tháng 9 năm 2018 quy định:
Điều 11. Lắp đặt thiết bị bức xạ
Việc lắp đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Mỗi phòng chỉ được lắp đặt một thiết bị bức xạ, trừ đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế cho phép bố trí 02 thiết bị trong một phòng nhưng phải bảo đảm chỉ một thiết bị được vận hành tại một thời điểm.
2. Thiết bị bức xạ được lắp đặt phải bảo đảm khi sử dụng chùm tia chiếu không hướng vào tủ điều khiển, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực công chúng qua lại.
3. Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải đặt ngoài, sát phòng đặt thiết bị, phải có phương tiện quan sát người bệnh, có phương tiện thông tin giữa người điều khiển và người bệnh. Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán làm việc ở điện áp nhỏ hơn 150 kV, tủ điều khiển được phép đặt trong phòng đặt thiết bị nhưng phải có bình phong chì che chắn bảo đảm mức bức xạ tại vị trí nhân viên đứng vận hành thiết bị nhỏ hơn 10 µSv/giờ.

IV. Bố trí đường đi của hệ thống ống nước, dây hơi, dây điện, cáp…

Phòng khám nha khoa bao gồm nhiều chi tiết, hệ thông tích hợp lại với nhau. Vì vậy nếu cứ thực hiện mà không có thiết kế cụ thể, thì kết quả rất có thể sẽ là dây điện, ống nước, dây cáp, dây hơi…hiển thị mọi nơi xung quanh bạn.
Với kết nối điện, đầu vào nước, đầu vào nước RO, đầu thoát nước, đầu hút, dây hơi máy nén…xung quanh một ghế nha khoa đã đủ phức tạp chưa tính tới hệ thống chiếu sáng, âm thanh, cáp… Chính vì vậy cần có kế hoạch thiết kế chi tiết, tỉ mỉ để mọi thứ trở nên gọn gàng, sạch sẽ.

V. Hệ thống ánh sáng – Hệ thống điều hòa, thông gió

Nếu có thể thì ánh sáng tự nhiên tối ưu là điều kiện thích hợp nhất cho một phòng khám nha khoa, nó thậm chí còn giúp cải thiện hiệu quả của công việc. Cần phải có một hệ thống chiếu sáng đồng đều, đặc biệt là trong khu tiểu phẫu.
Nên tránh sử dụng ánh sáng màu vàng trong trang trí vì nó dễ gây mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Hệ thống điều hòa, thông gió vốn đã rất cần thiết, nhất là trong lĩnh vực y tế với nhiều chất sát khuẩn và mùi đặc trưng. Không khí trao đổi thông thoáng, mát mẻ đem lại sự thoải mái cho cả nhân viên và khách hàng.

VI. Lựa chọn vật liệu

Đối với thiết kế nội thất phòng khám nha khoa, khâu lựa chọn vật liệu thi công là một điều khá khó khăn khi phải cân đối giữa độ bền, thẩm mỹ và giá thành.
Sàn trong lĩnh vực y tế nên lựa chọn gạch lát có độ lì nhất định để tránh trơn trượt. Nếu có thể nên chọn sàn nhựa giả gỗ, mang khá đủ đặc tính sàn gỗ lại chống nước, dễ dàng vệ sinh với những dung dịch sát khuẩn, độ bền cao.
Ngoài ra nên sử dụng vật liệu kính nhiều, cải thiện không gian, thông thoáng tầm nhìn mà lại mang vẻ sang trọng lịch sự cần thiết.
Phòng Xquang cần được xây dựng bằng vật liệu chì hoặc vật liệu chuẩn về yêu cầu che chắn bức xạ, tiêu chuẩn của Bộ y tế.

VII. Vệ sinh – Khử trùng

Vệ sinh và khử trùng là khía cạnh mang yếu tố quyết định trong đánh giá của khách hàng về dịch vụ của một phòng khám nha khoa. Chính vì vậy cần chú trọng thiết kế trong vấn đề này. Khu vực phòng ướt, phòng hấp sấy, phòng vô khuẩn cần thiết kế một cách hợp lý. Quan trọng hơn cả đó là toàn thể không gian cần thiết kế để đảm bảo dễ dàng vệ sinh.

VIII. Thiết kế các kệ, tủ lưu trữ nha khoa

Riêng về tủ lưu trữ vật liệu, dụng cụ nha khoa, hoàn toàn có thể mua sắm những mẫu có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên việc kết hợp thiết kế đồng bộ với thiết kế phòng khám vừa thuận tiện tối ưu trong sử dụng vừa giảm thiểu chi phí thị trường.
Việc thiết kế đồng bộ sẽ mang lại lợi ích trông thấy, các tủ kệ sẽ được thiết kế phù hợp với nhu cầu hiện có, thậm chí còn bao quát che chắn các máy móc rườm rà mang lại không gian gọn gàng ngăn nắp.

IX. Bộ nhận diện thương hiệu

Trong thời đại cạnh tranh, việc thể hiện được cái tôi, mang lại ấn tượng cho khách hàng về phòng khám của bạn chính là thương hiệu. Phòng khám nên được thiết kế với một chủ đề cụ thể xoay quanh giá trị bạn muốn mang lại cho khách hàng. Từ tông màu nội thất, màu sơn, cho tới biển quảng cáo, logo hay các ấn phẩm liên quan…tất cả đều phục vụ mục đích mang lại ấn tượng đối với khách hàng.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về xây mới, sửa chữa hay thi công bất kỳ hạng mục nào liên quan đến ngành xây dựng, quý khách hàng có thể gọi cho chúng tôi .

                                                                  GĐ kỹ thuật    :  0904 274 366 – Mr Mạnh

                                                                    BP CSKH      :  0936873271 – Ms Hường

                                                            Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

                       ♥️   NGÔI NHÀ CỦA  BẠN  CŨNG LÀ NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TÔI   ♥️

0904274366